DetailController

Nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý vi phạm (phần 2): Những vấn đề cần lưu tâm

Bên cạnh việc nhận diện đúng vai trò của Phương án kiểm tra, để nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý cần thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật; làm tốt công tác quản lý địa bàn; tăng nguồn lực cho công tác thu thập, thẩm tra xác minh thông tin; đảm bảo bảo mật thông tin

 

Thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật

Quản lý thị trường là một trong số ít các cơ quan có thẩm quyền “trải dài” trên nhiều lĩnh vực, điều này đồng nghĩa đòi hỏi một lượng kiến thức rất lớn phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, bao gồm các văn bản quy định quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và các nghị định về xử phạt. Đặc biệt trong bối cảnh hệ thống pháp luật nước ta đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện; thường xuyên có biến động, sửa đổi, bổ sung, thay thế cũng như tình trạng chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn, không đồng bộ...

- Việc cập nhật văn bản trước hết giúp công chức nhận diện được vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm trong quá trình thực hiện biện pháp nghiệp vụ hoặc kiểm tra; lựa chọn đúng văn bản quy định quản lý nhà nước, áp dụng đúng chế tài xử phạt cũng như thực hiện quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Phải cập nhật các quy định về ghi nhãn hàng hóa nói chung, với từng nhóm mặt hàng mới có thể đánh giá, xem xét các mặt hàng cụ thể đã thực hiện đúng quy định về ghi nhãn hay chưa làm cơ sở xác định vi phạm, dấu hiệu vi phạm để đề xuất kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra.

Trên cơ sở đó, lựa chọn đúng văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật cần dùng cho trường hợp cần áp dụng; đảm bảo đúng hiệu về không gian (ví dụ: Xác định thẩm quyền theo địa giới hành chính nơi xảy ra vi phạm…) thời gian (ví dụ: Xác định hiệu lực của văn bản; thời hạn, thời hiệu xử phạt…) và đối tượng tác động (ví dụ: Có thuộc thuộc trường hợp áp dụng văn bản hay không…).

- Tuân thủ nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

+ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

+ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

+ Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

+ Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Trên thực tế, có những trường hợp hai văn bản cùng quy định về một vấn đề, trong đó một văn bản quy định một cách chung nhất (thường được gọi là văn bản quy định chung) và một văn bản quy định mang tính chất chuyên sâu cụ thể trong một lĩnh vực quản lý cụ thể (thường được gọi là văn bản chuyên ngành). Trong trường hợp này, thông thường văn bản quy định chuyên sâu phù hợp với điều kiện quản lý đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực hơn văn bản quy định chung. Nếu văn bản chuyên ngành ban hành sau văn bản quy định chung thì việc lựa chọn văn bản chuyên ngành để áp dụng không có gì trái pháp luật, nhưng nếu văn bản chuyên ngành ban hành trước văn bản quy định chung thì lựa chọn văn bản nào để áp dụng là vấn đề khó khăn và tiềm ẩn khả năng áp dụng pháp luật không thống nhất.

Làm tốt công tác quản lý địa bàn

Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý theo địa bàn bao gồm: Cập nhật thông tin, tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, điều tra cơ bản, phân loại đối với các đối tượng của hoạt động quản lý địa bàn; kiểm tra, đối chiếu số liệu tình trạng hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh và việc duy trì các điều kiện phải thực hiện khi kinh doanh; cập nhật việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại… Thông qua quản lý địa bàn, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh kịp thời phát hiện những vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm làm cơ sở báo cáo, đề xuất kiểm tra đột xuất.

Công chức QLTT thực hiện quản lý địa bàn, cập nhật thông tin về hoạt động kinh doanh

Việc kịp thời nắm bắt, cập nhật tình trạng hoạt động cũng như những thay đổi sẽ hạn chế, giảm thiểu tối đa tình trạng bị động trong tổ chức thực hiện; hạn chế tình trạng đã ban hành quyết định kiểm tra nhưng khi tổ chức triển khai thì tổ chức, cá nhân kiểm tra đã ngừng hoạt động hoặc thông tin đã có sự thay đổi so với kế hoạch, quyết định đã được ban hành….; chủ động báo cáo, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi kế hoạch đã ban hành, phê duyệt.

Tăng nguồn lực cho công tác thu thập, thẩm tra xác minh thông tin

Thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường; thông tin về vi phạm, dấu hiệu vi phạm có ý nghĩa quyết định, là căn cứ bắt buộc phải có để ban hành quyết định kiểm tra đột xuất. Thông qua việc nắm bắt thông tin người có thẩm quyền ra các quyết định đúng đắn, kịp thời và lựa chọn phương thức thực hiện phù hợp, phát huy hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Đánh giá thông tin thu thập để quyết định tổ chức kiểm tra đột xuất có lập phương án hay tổ chức kiểm tra đột xuất trong trường hợp khẩn cấp (không lập phương án)…

Việc ban hành quyết định đúng hay sai, kịp thời hay không kịp thời phụ thuộc vào việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin. Chất lượng thông tin có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho quá trình kiểm tra đạt được hiệu quả; giúp người có thẩm quyền ban hành quyết định xác định chính xác công việc cần tổ chức thực hiện; nhu cầu về nhân lực, lực lượng phối hợp, vật lực, phân công nhiệm vụ, tổ chức, sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất…

Các thông tin thu thập có dung lượng càng lớn càng giúp người có thẩm quyền có được sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá tổng quát phục vụ xây dựng phương án kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra và tổ chức thực hiện.

Việc thẩm thẩm tra, xác minh thông tin phải được thực hiện nghiêm túc; báo cáo đề xuất phải đầy đủ, chi tiết, không chiếu lệ. Với các vụ việc có tính mới hoặc trọng điểm, có quy mô, tính chất, mức độ lớn, nghiêm trọng, phức tạp cần thu thập thông tin liên quan bổ trợ như:

- Về đối tượng kiểm tra: Phân loại đối tượng dựa trên thu thập thông tin về các mối quan hệ, nhân thân, lịch sử vi phạm, thái độ ứng xử...; phong tục tập quán, thói quen khu vực cư dân… Rà soát thông tin về lịch sử vi phạm (đã bị xử lý vi phạm hay chưa, yếu tố tái phạm…).

Làm rõ tư cách chủ thể là cá nhân/hộ kinh doanh; tổ chức hay đơn vị trực thuộc tổ chức (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)…

- Về dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm hoặc đặc thù mặt hàng, ngành nghề kinh doanh: Đặc điểm, đặc thù của mặt hàng hoặc ngành nghề… từ đó rút ra những lưu ý hoặc phục vụ cho công tác chuẩn bị.

Kiểm tra hàng giả cần có sự chuẩn bị về cách thức phối hợp, thông tin nhận diện

Ví dụ:

+ Đối với hoạt động kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ: Việc niêm phong, tạm giữ cần lưu ý gì; đặc điểm của hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán…

+ Ghi nhận các dấu hiệu vi phạm trên môi trường internet (do các dấu hiệu này có thể bị xóa bỏ bằng các thao tác kỹ thuật) làm cơ sở chứng minh vi phạm, xử lý vi phạm.

- Địa điểm kiểm tra, thời điểm kiểm tra: Địa điểm kiểm tra là nhà ở hay cửa hàng kinh doanh độc lập; trong cửa hàng hay ngoài bến bãi; khu vực thuận tiện giao thông hay khó khăn về di chuyển hoặc khu vực hẻo lánh…

- Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm hoặc phương thức thủ đoạn che dấu, ngụy trang vi phạm, trốn tránh kiểm tra, xử lý; kinh nghiệm kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng…

Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin có tầm quan trọng tương đương với nguồn thông tin trong kiểm tra, xử lý. Nếu thông tin không được bảo mật mà bị lọt, lộ để đối tượng vi phạm biết, tẩu tán, che dấu… vi phạm thì hoạt động kiểm tra không thực hiện được hoặc thực hiện nhưng không đạt hiệu quả, giá trị của thông tin ban đầu mất đi. Bảo mật thông tin phải được nghiêm tục thực hiện trước, trong và sau kiểm tra:

- Bảo mật trong quá trình thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin; xây dựng phương án kiểm tra.

- Bảo mật sau khi ban hành phương án kiểm tra và quán triệt triển khai, đến các thành viên Đoàn kiểm tra.

- Bảo mật trong quá trình kiểm tra, làm việc, đấu tranh xác định vi phạm: Trong giai đoạn này, việc bảo mật để các đối tượng không dùng các thủ đoạn hợp thức hóa, bưng bít thông tin, che dấu hoặc manh động, chống đối…

Vũ Hải
Cục QLTT Hải Dương

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương